QUY ĐỊNH
NỘI DUNG, THỦ TỤC XÁC NHẬN TÍNH HỢP PHÁP
CỦA TÀI LIỆU,
MẪU VẬT ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN ĐƯA RA
NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo quyết định số 1136
QĐ/ĐCKS ngày 30-7-1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 1 :
Trong quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
Tài
liệu địa chất và khoáng sản (dưới đây gọi tắt là tài liệu địa chất) là các tài
liệu nguyên thủy, thu thập, đo đạc ngoài trời, các kết quả phân tích mẫu, các
tài liệu đã xử lý, tổng hợp, các bản đồ, báo cáo địa chất trên giấy, băng từ,
đĩa từ hoặc các vật mang thông tin khác chưa công bố.
Mẫu
vật địa chất và khoáng sản (dưới đây gọi tắt là mẫu vật địa chất) là các mẫu
đá, khoáng vật, quặng, cổ sinh vật, các mẫu vật ở thể lỏng và thể khí thu thập ở
Việt Nam, dưới dạng nguyên khai hoặc đã gia công, không phải là hàng hóa.
Điều 2 :
Xác nhận tính hợp pháp của tài liệu, mẫu vật địa chất đưa ra nước ngoài gồm
:
-
Nội dung tài liệu, mẫu vật trong đơn xin.
-
Mức độ bí mật nhà nước của các tài liệu, mẫu vật
-
Sự phù hợp với Luật Khoáng sản và các quy định khác của pháp luật.
Điều 3 :
Bản xác nhận tính hợp pháp của tài liệu, mẫu vật địa chất do Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam cấp là cơ sở pháp lý để tổ chức, cá nhân đưa ra nước
ngoài các tài liệu, mẫu vật địa chất thuộc hoặc không thuộc danh mục mức độ
"Mật" Nhà nước quy định trong Quyết định số 170/TTg ngày 11-4-1994
của Thủ tướng chính phủ về danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Công nghiệp
nặng.
Đối
với các tài liệu, mẫu vật địa chất thuộc mức độ "Tối mật", Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam xác nhận nội dung tài liệu, mẫu vật địa chất và sự
phù hợp với pháp luật. Để đưa tài liệu, mẫu vật đó ra nước
ngoài, tổ chức, cá nhân phải xin phép Bộ Nội vụ.
Điều 4 :
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa tài liệu, mẫu vật địa chất ra nước ngoài
phải lập hồ sơ xin xác nhận tài liệu, mẫu vật để đưa ra nước ngoài,gồm:
1.
Đơn xin đưa tài liệu, mẫu vật địa chất và khoáng sản ra nước ngoài gửi đến Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt
2.
Các tài liệu địa chất phải ghi rõ tên tài liệu, nội dung, tác giả, năm hoàn
thành, cơ quan thành lập. Các tài liệu thu thập từ Lưu
trữ Địa chất phải có dấu và xác nhận của Lưu trữ Địa chất;
3.
Các mẫu vật phải ghi rõ số hiệu, tên mẫu, nơi lấy mẫu, trọng lượng mẫu;
4.
Các văn bản pháp lý liên quan gồm :
Bản
gốc hoặc bản sao có công chứng các giấy phép hoạt động khoáng sản, hoặc văn bản
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động điều tra địa chất, hợp
tác nghiên cứu, thử nghiệm, tham gia hội nghị, hội thảo, học tập, làm báo cáo
khả thi, tiền khả thi, hoặc các tài liệu chứng minh cho sở hữu hợp pháp của chủ
đơn đối với tài liệu, mẫu vật. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là
chủ sở hữu của mẫu vật, tài liệu thì phải được tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sở
hữu tài liệu, mẫu vật đó đồng ý bằng văn bản cho phép sử dụng, đưa ra nước
ngoài.
Điều 5 :
Cục Địa chất và Khoáng sản Việt
-
Kiểm tra tài liệu, mẫu vật theo quy định ở Điều 2
-
Niêm phong;
-
Giao bản xác nhận tính hợp pháp của tài liệu, mẫu vật về địa chất và khoáng sản
cho tổ chức, cá nhân, hoặc trả lời không đủ cơ sở xác nhận trong thời hạn không
quá 7 ngày kể từ khi nhận hồ sơ.
-
Hoàn trả cho tổ chức, cá nhân các tài liệu, mẫu vật ghi ở các khoản 2,3,4 Điều 4.
Điều 6 :
Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm giữ nguyên niêm phong để xuất trình cho
cơ quan Hải quan tại cửa khẩu để làm thủ tục trước khi đưa ra nước ngoài theo
quy định.
Điều 7 : Trong trường hợp
phải thẩm định tài liệu, phân tích kiểm tra các mẫu vật, hoặc kiểm tra tại chỗ
các mẫu vật, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thanh toán các chi phí phân tích
mẫu, đi lại và thẩm định tài liệu.
Trong
trường hợp tổ chức, cá nhân thiếu trung thực hoặc vi
phạm các quy định hiện hành về sử dụng tài liệu, mẫu vật địa chất, làm lộ bí
mật Nhà nước, thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 8 :
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định
trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP THỨ TRƯỞNG GIÃ TẤN DĨNH |
|