TÀI NGUYÊN BAUXIT TÂY NGUYÊN – VẤN ĐỀ KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đặng Trung Thuận1, Trịnh Phương Ngọc2

1Hội Địa hóa Việt Nam

3Trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang

Tác giả liên hệ: thuandtgeo@yahoo.com

 

Tóm tắt: Trên địa bàn Tây Nguyên hội tụ đầy đủ các yếu tố chi phối sự hình thành vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm, bao gồm loại đá gốc basalt, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, địa mạo, mực nước ngầm, lớp phủ thực vật, thời gian phong hoá,… dẫn đến sự thành tạo vỏ phong hóa laterit chứa quặng bauxit. Với trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 5,2 tỷ tấn là khối tài nguyên quan trọng để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bauxit - nhôm tầm cỡ thế giới. Ở Tây Nguyên hiện có 02 tổ hợp khai thác bauxit và sản xuất alumina tại Tân Rai và Nhân Cơ; có 01 nhà máy điện phân nhôm sắp vận hành. Năm 2013 alumina đã được xuất khẩu, đem lại lợi ích kinh tế, nhưng cũng gây ra tác động đến môi trường tự nhiên và xã hội của vùng đất Tây Nguyên, nơi biên cương của đất nước và là vùng đất đa sắc tộc. Phương pháp đánh giá rủi ro và phương pháp phân tích chi phí - lợi ích mở rộng là công cụ chủ đạo để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của 02 tổ hợp này. Kết quả đánh giá cho thấy trong 30 năm hoạt động, tổ hợp Tân Rai không đem lại hiệu quả kinh tế môi trường; tổ hợp Nhân Cơ đem lại hiệu quả; nhà máy điện phân nhôm đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Khi Việt Nam đang còn thiếu điện, nhu cầu nhôm chưa nhiều, chỉ nên phát triển ngành công nghiệp theo chuỗi sản phẩm bauxit - alumina - nhôm ở mức độ vừa với vị trí tại Khu công nghiệp Nhân Cơ tỉnh Đắk Nông.

Từ khóa: Vỏ phong hóa, laterit, bauxit, chi phí-lợi ích, đánh giá rủi ro

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)