PHÂN LOẠI BỜ BIỂN THEO ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT - ĐỊA MẠO PHỤC VỤ THIẾT LẬP HÀNH LANG BẢO VỆ BỜ BIỂN VIỆT NAM

Ngô Văn Liêm1, Đặng Văn Bào1*, Đặng Kinh Bắc1, Phạm Thị Phương Nga1, Giáp Thị Kim Chi2

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

*Email: dangvanbao@hus.edu.vn

 

Tóm tắt: Hành lang bảo vệ bờ biển (HLBVBB) là một trong các công cụ hữu ích cho quản lư đới bờ. Có 3 nhóm tiêu chí chính cho thiết lập HLBVBB: i) bảo vệ hệ sinh thái, duy tŕ giá trị dịch vụ hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên; ii) giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và iii) đảm bảo quyền tiếp cận của người dân với biển. Nghiên cứu địa chất, địa mạo sẽ góp phần quan trọng cho xác định 3 tiêu chí trên bằng việc làm sáng tỏ đặc điểm xói lở bờ biển, các cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đặc biệt là các di sản địa chất - địa mạo cần bảo vệ ở đới bờ; nghiên cứu địa h́nh và vật chất cấu tạo nên chúng cũng góp phần làm rơ tính chất và đặc điểm phân bố các hệ sinh thái cần bảo vệ và duy tŕ giá trị dịch vụ của chúng. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu hiện có, những tài liệu mới được thu thập trong các đợt khảo sát của đề tài KC.09.17/16-20, bằng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại, đặc biệt là phương pháp viễn thám và GIS, bài báo này sẽ làm sáng tỏ những đặc điểm và sự phân hóa bờ biển theo các kiểu bờ khác nhau. Theo đó, bờ biển Việt Nam được phân chia thành 3 nhóm kiểu, 7 phụ nhóm với 18 kiểu bờ biển khác nhau. Một số kiểu/đoạn bờ biển điển h́nh như bờ biển châu thổ, bờ cát (Trung Bộ), bờ đá và bờ biển vùng cửa sông đă được định hướng thiết lập HLBVBB.

Từ khóa:  hành lang bảo vệ bờ biển, phân loại bờ biển, xói lở bờ biển, Việt Nam

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)