ĐẶC TRƯNG HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC NAM TRUNG BỘ

Cao Đ́nh Trọng1, Mai Xuân Bách1, Phạm Nam Hưng1, Thái Anh Tuấn1;
Lê Văn Dũng1; Đ́nh Quốc Văn1, Cao Đ́nh Triều2

1 Viện Vật lư Địa cầu, Số A8/18 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội

2Viện Địa vật lư ứng dụng, Số 210 Đội Cấn, Quận Ba Đ́nh, TP Hà Nội

Tác giả liên hệ: cdtrieu@gmail.com

Tóm tắt: Nội dung chính của bài báo này là xác định: quy luật biểu hiện hoạt động, nguồn phát sinh và đánh giá động đất cực đại (Mmax) khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đặc trưng hoạt động động đất biểu hiện qua các giá trị sau: độ dốc đồ thị lặp lại b = 0,67 và a = 1,91; động đất cực tiểu đại diện, Mmin = 2,6; bề dày tầng hoạt động khoảng 16 km (từ độ sâu 2km đến độ sâu 18 km). Tồn tại 8 vùng nguồn có nguy cơ phát sinh động đất cấp độ mạnh trên 5,0 (M≥5,0), bao gồm: 1) Tánh Linh; 2) Thuận Hải - Minh Hải; 3) Bắc Cửu Long; 4) Cửu Long; 5) Nam Cửu Long; 6) Đông Phú Qúy; 7) Cảnh Dương; và 8) Sông Sài G̣n. Động đất cực đại (Mmax) xác định theo các phương pháp khác nhau có giá trị tương ứng: a) Bài toán mạng nơron nhân tạo, Mmax=5,5; b) Trên cơ sở tiếp cận hàm Gumbel loại I cải tiến, Mmax = 5,47; c) Trên cơ sở quan hệ Tần số - Cấp độ mạnh, Mmax = 5,9. Động đất mạnh nhất có thể xảy ra tại nguồn Thuận Hải – Minh Hải (Mmax = 6,0). Các nguồn c̣n lại có giá trị cực đại động đất đạt 5,0 ÷ 5,5.

Từ khóa: nguồn phát sinh động đất, tính địa chấn, động đất cực đại, Nam Trung Bộ.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)