U-PB ZIRCON TRONG PEGMATIT KHU VỰC ĐĂK RVE, KON TUM VÀ Ư NGHĨA ĐỊA CHẤT

Trương Chí Cường1, Phạm Trung Hiếu1, Phạm Minh1, Trần Duân2,
Đỗ Văn Lĩnh2
, Lưu Thế Long2

1Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp. HCM

2Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Nam, 200 Lư Chính Thắng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh

Tác giả liên hệ: pthieu@hcmus.edu.vn

Tóm tắt: Các đá pegmatit phân bố rộng răi ở khu vực Đăk Rve, Kontum dưới dạng các mạch lớn từ vài mét đến vài chục mét theo hướng đông bắc-tây nam. Chúng gồm 2 loạt, loạt đầu pegmatit có hàm lượng thạch anh khoảng 40-45%, felspat khoảng 55-60%, loạt sau pegmatit có hàm lượng khoáng vật felspat chiếm khoảng 70%, thạch anh chiếm khoảng 25%, ít là muscovit, biotit. Tuổi thành tạo của pegmatit được xác định bằng phương pháp LA-ICP-MS zircon U-Pb là 206Pb/238U = 448.2±6.4 Tr.n (loạt đầu) và 271±11 Tr.n (loạt sau). Kết quả tuổi này cho thấy khu vực nghiên cứu tồn tại hai giai đoạn magma-kiến tạo khác nhau (1) Ordovic và (2) Permi trong Phanerozoi. Pegmatit giai đoạn Ordovic gần gũi với các hoạt động magma của các phức hệ Chu Lai, Đai Lộc. Pegmatit giai đoạn Permi có khả năng liên quan đến các hoạt động magma giai đoạn Permi - Trias của phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn.

Từ khóa: Kon Tum, Đăk Rve, Pegmatit, U-Pb zircon

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)