CÁC CHU KỲ THẠCH - KIẾN TẠO VÀ Ý NGHĨA DẦU KHÍ CỦA
TRẦM TÍCH MIOCEN BỂ PHÚ KHÁNH

Trần Thị Dung1, Trần Nghi2, Nguyễn Thị Phương Thảo1, Đinh Xuân Thành1,

Trần Thị Thanh Nhàn1, Nguyễn Thế Hùng1, Lương Hồng Hược2,
Nguyễn Thị Huyền Trang1

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

2 Viện Nghiên cứu Địa môi trường và Thích ứng biến đổi khí hậu

Tác giả liên hệ: trandung251112@gmail.com

 

Tóm tắt: Tích hợp mối quan hệ giữa đặc điểm trầm tích và chuyển động kiến tạo có thể chia trầm tích Miocen bể Phú Khánh làm 3 chu kỳ thạch kiến tạo: chu kỳ Miocen sớm, chu kỳ Miocen giữa và chu kỳ Miocen muộn. Đây là mối quan hệ biện chứng có tính nhân-quả và tính hàm-biến. Trong đó, nguyên nhân là chuyển động kiến tạo còn kết quả là đặc điểm trầm tích. Nếu theo toán học thì trầm tích là hàm số còn chuyển động kiến tạo là biến số: TT = f (KT). Mỗi chu kỳ thạch-kiến tạo bao gồm 2 pha: (1) pha sụt lún gồm 3 quá trình nối tiếp nhau: quá trình đồng sinh, quá trình thành đá và quá trình hậu sinh (biến đổi của đá). Khi kết thúc pha sụt lún đá trầm tích chưa bị biến dạng, thế nằm của đá cơ bản vẫn nằm ngang; (2) pha nâng trồi tương ứng với quá trình biểu sinh. Trong quá trình này đá bị biến dạng như uốn nếp, đứt gãy, nén ép và oằn võng. Ba chu kỳ thạch - kiến tạo có sự lặp lại nhưng chu kỳ sau đạt trình độ cao hơn chu kỳ trước theo quy luật tiến hóa như sau: (1) chu kỳ thạch - kiến tạo Miocen sớm có thành phần lục nguyên đa khoáng, bể trầm tích dạng địa hào nội lục, sụt lún mạnh; (2) chu kỳ thạch - kiến tạo Miocen giữa có 2 kiểu phức hệ trầm tích là lục nguyên ít khoáng và carbonat ám tiêu, lấp đầy bể dạng ô van, kiến tạo bình ổn; (3) chu kỳ thạch - kiến tạo Miocen muộn có 3 kiểu phức hệ trầm tích: lục nguyên ít khoáng, lục nguyên chứa vụn sinh vật và carbonat ám tiêu lấp đầy bồn trũng nông mở rộng, kiến tạo bình ổn. Ranh giới giữa các chu kỳ thạch-kiến tạo là ranh giới bất chỉnh hợp góc, biểu hiện bằng bề mặt bào mòn do sông trong môi trường lục địa.  

Từ khóa: Chu kỳ thạch -kiến tạo, phức hệ tướng, đa khoáng, ít khoáng, lục nguyên, ám tiêu san hô.


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)