CÔNG VIÊN ĐỊA CHẤT TOÀN CẦU UNESCO ĐẮK NÔNG
- NHỮNG GIÁ TRỊ DI SẢN NỔI BẬT VÀ CHẶNG ĐƯỜNG DẪN TỚI
DANH HIỆU CAO QUƯ

La Thế Phúc1*, Lương Thị Tuất1, Phạm Hồng Thái1, Phạm Đ́nh Sắc1.
Bùi Văn Thơm2. Lê Thị Minh Lư3, Nguyễn Khắc Sử4, Nguyễn Lân Cường4.
Vũ Tiến Đức5; Lê Xuân Hưng6, Trần Quốc Huy7, Phạm Ngọc Danh8.
Nguyễn Thanh Tùng9, Nguyễn Trung Minh1

1Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

2Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;

3Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy Giá trị Di sản Văn hóa, Hội Di sản Văn Hóa Việt Nam;

4Hội Khảo cổ học Việt Nam;

5Viện Khoa học Xă hội Vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học Xă hội Việt Nam;

6Đại học Đà Lạt;

7Ban Quản lư Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông;

8Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Nông;

9Công ty Phú Gia Phát - HCM;

Email: laphuc@gmail.com

Tóm tắt: Nửa phần phía bắc của tỉnh Đắk Nông là khu vực tập trung mật độ cao hàng chục điểm di sản địa chất có giá trị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, thuộc 9/10 kiểu di sản địa chất theo phân loại của UNESCO và của Bộ Tài nguyên & Môi trường, bao gồm: kiểu A - Cổ sinh; kiểu B - Địa mạo; kiểu C - Cổ môi trường; kiểu D - Đá; kiểu E - Địa tầng; kiểu F - Khoáng vật, khoáng sản; kiểu I - Kiến tạo; kiểu K - Vũ trụ và kiểu L - Lục địa, đại dương. Ngoài ra, khu vực này c̣n có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, đồng thời cũng là nơi lưu giữ phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, khiến cho khu vực này trở thành một quần thể di sản thiên nhiên và văn hóa có giá trị nổi bật toàn cầu. Ư tưởng điều tra nghiên cứu di sản địa chất, xây dựng công viên địa chất cho khu vực này được các nhà địa chất khởi xướng từ năm 2006, nay đă trở thành hiện thực với danh hiệu “Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông” vừa được UNESCO công nhận ngày 07/7/2020. Danh hiệu cao quư này là thành quả nghiên cứu của nhiều đề tài KHCN, là sự ghi nhận xứng đáng cho những cống hiến không ngừng nghỉ suốt nhiều năm qua của các nhà khoa học đa ngành, các cấp quản lư thuộc các lĩnh vực, các bộ ngành khác nhau và nỗ lực của lănh đạo chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Đắk Nông. Bài viết này giới thiệu khái quát quá tŕnh 14 năm xây dựng công viên địa chất, các giá trị di sản nổi bật có được từ các công tŕnh nghiên cứu khoa học đă làm nên danh hiệu “Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông”.

Từ khóa: công viên địa chất, di sản địa chất, đa dạng sinh học, di sản văn hóa, Đắk Nông

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)