Đặng
Văn Bào1, Ngô Văn Liêm1*. Trần Văn
Trị2
Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, ĐHQGHN
2 Tổng hội Địa chất Việt Nam
Email: liemnv@hus.edu.vn
Tóm tắt: Mục tiêu của bài báo là làm sáng tỏ
vai trò và ý nghĩa địa mạo của các thành tạo
liên quan với quá trình hình thành và phát triển của hang
động núi lửa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Theo đó, địa hình khu vực phân bố hang động
núi lửa ở Krông Nô (Đắk Nông) và Tân Phú - Định
Quán (Đồng Nai) đều thể hiện đặc
trưng là hình thái dạng dòng chảy dung nham bazan
nguyên sinh còn được bảo
tồn tốt. Trên bề mặt địa hình là cảnh
quan kiểu “hoang mạc đá lộ trơ” với các tảng,
khối đá bazan còn
khá tươi mới, mức độ phong hóa kém, tầng
đất rất mỏng và thảm thực vật khá
thưa thớt. Đặc trưng cảnh quan địa
hình, thạch học và vỏ phong hóa của khối bazan
Chư B’luk cho phép liên hệ với bazan
hệ tầng Phước Tân
tuổi Pleistocen muộn (có thể tới Holocen) với mặt
cắt chuân được xác lập tại tỉnh Đồng
Nai. Các hang động núi lửa nguyên sinh ở Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ còn tồn tại cho đến ngày nay
đều được quan sát thấy ở các khu vực
có sự phân bố của các thành tạo bazan
trẻ nhất (hệ tầng
Phước Tân) và gần những nơi có miệng núi lửa
còn thể hiện rất rõ trên địa hình. Bazan
trong hang động núi lửa
được hình thành ở giai đoạn gần
đây, theo các dòng dung nham, chúng chặn ngang/lấp đầy
các thung lũng cổ, tạo nên cảnh quan hồ đầm
lầy phía thượng nguồn. Việc làm sáng tỏ
đặc điểm hình thành, phát triển và quy luật
phân bố của hệ thống hang động núi lửa
ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong mối liên quan với
hoạt động núi lửa trẻ nhất có nhiều ý
nghĩa khoa học và thực tiễn trong bảo tồn, sử
dụng hợp lý tài nguyên vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Từ khóa:
hang
động núi lửa, địa mạo núi lửa, Krông
Nô, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ
(Xem toàn văn: Liên
hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông
tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)