Ư NGHĨA CỦA CÁC PHỨC HỆ TRÙNG LỖ (FORAMINIFERA)
TRONG TRẦM TÍCH HOLOCEN TẠI LỖ KHOAN KMS-ST01 SÓC TRĂNG

Ngô Thị Đào1. Trần Ngọc Diễn3, Nguyễn Thị Thu Cúc2, Nguyễn Tiến
Thành3, Vũ Ngọc Tuyên3, Đinh Văn Phú3

1Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển - Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Tác giả liên hệ: tranngocdien.dcmb@gmail.com, thucuc.kdc@gmail.com

Tóm tắt: Nghiên cứu đặc điểm phức hệ hóa thạch Trùng lỗ trong trầm tích Holocen lỗ khoan KMS-ST01 thuộc vùng ven biển Sóc Trăng nhằm đánh giá sự thay đổi môi trường trầm tích Holocen, góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát triển của khu vực nghiên cứu cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kêt quả phân tích 16 mâu đă xác định được 71 loài thuộc 37 giống phân bố trong trầm tích thuộc lỗ khoan KMS-ST01. Sự thay đổi tần suất gặp của 2 loài Ammonia tepida; Rotalidium annectens là cơ sở để phân chia tập hợp hóa thạch Trùng lỗ thành 4 phức hệ theo chiều từ dưới lên trên dọc theo lỗ khoan KMS- ST01. Kêt quả phân chia 4 phức hệ Trùng lỗ tương ứng với 4 tập trầm tích được luận giải môi trường thành tạo. Tập trầm tích số 1 -đánh dấu cho giai đoạn biển tiên Flandrian vào lục địa tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long-đặc trưng cho môi trường biển nông ven bờ. Tập trầm tích số 2, 3 và 4 được thành tạo trong giai đoạn biển thoái, đánh dấu bằng sự thay đổi của các phức hệ Trùng lỗ F2, F3 và F4 trong trầm tích lỗ khoan nghiên cứu.

Từ khóa: Holocen, Sóc Trăng, Trùng lỗ, biển tiên Flandrian, đồng bằng sông Cửu Long

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)