1Viện Nghiên cứu
Địa môi trường và Thích ứng biến đổi
khí hậu
2Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
4Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí Địa
chất
*Tác giả liên hệ: phuongthao289@gmail.com
Tóm tắt: Đối với đá cát kết chứa
dầu khí, việc xác định được các tham số
độ hạt như Md, So, và Sk là hết sức quan trọng
không chỉ trong công tác phân tích tướng và môi trường
trầm tích mà c̣n trong việc đánh giá khả năng chứa
dầu khí của chúng. Đối với trầm tích bở
rời phân tích các cấp hạt chủ yếu là dùng rây và
pipet. Tuy nhiên, đối với lát mỏng cát kết, hàm
lượng (%) cấp hạt lớn nhất và nhỏ nhất
đo được bị sai lệch so với thực tế,
v́ vậy cần phải hiệu chỉnh. Bài báo tŕnh bày
phương pháp đo và hiệu chỉnh hàm lượng
đo được sang hàm lượng thật. Từ
điều kiện đó tất cả cát kết
được phân ra 3 nhóm: (1) nhóm 1: có cấp hạt lớn
nhất là 2-1 mm gồm 5 cấp hạt (2-1 mm; 1-0,5 mm;
0,5-0,25 mm; 0,25-0,063 mm và <0,063); (2) nhóm 2: có cấp hạt lớn
nhất là 1-0,5 mm, gồm có 4 cấp hạt; (3) nhóm 3: có cấp
hạt lớn nhất là 0,5- 0,25 mm, gồm có 3 cấp hạt.
Kết quả đă phân chia được 5 nhóm tướng
theo 3 miền hệ thống trầm tích trong mối quan hệ
với 3 pha thay đổi mực nước biển ở
khu vực Đông Nam của miền vơng Hà Nội dựa
trên các tham số Md, So và Sk từ 100 lát mỏng thạch học:
(1) Nhóm tướng cát ḷng sông biển thấp (SarLSTN13);
(2) Nhóm tướng cát nón quạt cửa sông biển thấp
(SamrLSTN13); (3) Nhóm tướng cát băi triều
biển tiến (amtTSTN13); (4) Nhóm tướng
cát băi triều biển cao (SamhHSTN13); (5) Nhóm
tướng cát vũng vịnh cửa sông biển cao
(SamhHSTN13).
Từ khóa: Hệ số hoàn trả, công
thức hiệu chỉnh, đường cong tích lũy, hệ
số chọn lọc
(Xem toàn văn: Liên
hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông
tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)