MONZOGABROID
KHỐI PHÚ LỘC VÀ HÀ TAM
TRONG TIẾN TR̀NH TẠO NÚI INDOSINI NAM TRƯỜNG SƠN
1 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam
2 Viện Địa
chất và Khoáng vật, Phân viện Siberi, Viện Hàn lâm Khoa
học Nga
Tác giả liên hệ: trantronghoavn@gmail.com
Tóm tắt: Monzogabroid khu vực ŕa bắc (khối
Phú Lộc) và ŕa đông (khối Hà Tam) địa khu Kon Tum
được nghiên cứu về thạch học, địa
hóa và tuổi (U-Pb, zircon, LA-ICP-MS). Gabbro, gabrodiorit và diotit là
thành phần đá chủ yếu của các khối này. Tổ
hợp khoáng vật đặc trưng của monzogabbroid là
plagioclas, hornblend (±pyroxen), biotit, felspat kali. Các khoáng vật phụ
gồm apatite, sphen và khoáng vật quặng là ilmenit and
magnetit. Thành phần hóa học đá đặc trưng
tương đối cao TiO2, Fe2O3, Na2O+K2O (K2O/Na2O>1), P2O5,
giàu Rb, Th, U, La, Ce, Pr, Nd, Sm song khá nghèo Ba, Nb, Zr, Hf. Đặc
điểm phân bố nguyên tố đất hiếm và
nguyên tố vết chuẩn hóa theo thành phần của
Chondrit và Manti nguyên thủy, cũng như các tỷ lệ
Rb/Sr, Zr/Y, Nb/Ta và Nb/U trong mozogabroid cho thấy chúng được
h́nh thành từ magma có nguồn gốc manti thạch quyển
và có sự tham gia của vật chất vỏ. Tuổi
thành tạo của monzogabro khối Phú Lộc và Hà Tam
được xác định bằng đồng vị
U-Pb trên zircon là 239,2±2,1 và 238,8±2,0 triệu năm. Sự thành
tạo các xâm nhập này gắn liền với quá tŕnh tách
giăn vỏ thạch quyển xảy ra sau va chạm tạo
núi Indosini ở ŕa đông và đông nam đai uốn nếp
Trường Sơn. Ngoài cơ chế hút ch́m khối Nam
Trung Hoa xuống dưới khối Đông Dương, tác
động của plume manti đóng vai tṛ cung cấp nhiệt
cho quá tŕnh nóng chảy phần thấp của thạch quyển
để tạo ra magma monzogabro cũng như các đá
magma kiềm khác trong khu vực nam Trường Sơn.
Từ
khóa:
Monzogabroid, Nam Trường Sơn, Indosini, khối Phú Lộc,
Hà Tam
(Xem toàn văn: Liên
hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông
tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)