CẤU TRÚC CÁC THÀNH TẠO
PLIOCEN-ĐỆ TỨ KHU VỰC TÂY NAM TRŨNG SÂU BIỂN
ĐÔNG
VÀ Ý NGHĨA TRONG TÌM KIẾM KẾT HẠCH VÀ VỎ SẮT
MANGAN
1 Khoa Địa chất, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn
Trãi, Hà Nội, Việt Nam
2 Tổng hội Địa chất Việt nam
Tác giả liên hệ: vuongnv@vnu.edu.vn
Tóm tắt: Các thành tạo Pliocen-Đệ Tứ khu
vực tây nam trũng sâu Biển Đông được hình
thành và phát triển ở nơi giao nhau của các
đơn vị kiến trúc bao gồm: thềm Phan Rang,
đới xiêt trượt Tuy Hòa, nam bê Phú Khánh, đới
dãn đáy Biên Đông, đới nâng phân dị Bắc Bãi
Huyền Trân, đới nâng phân dị Đá Lát-Đá Tây,
đới nâng Mãng Cầu và trũng Bắc Be Nam Côn Sơn.
Chiều dày tầng cấu trúc Pliocen-Đệ Tứ dao
động từ 0 đến 1600 m. Trên cơ sở đặc
điểm trường sóng địa chấn phản xạ,
chúng được chia thành 6 vùng bao gồm: 1) vùng trầm
tích thềm có cấu trúc song song nằm ngang. thành phần
chủ yếu là bột sét lân vật liệu vụn hữu
cơ; 2) vùng trầm tích sườn có cấu trúc song
song nằm nghiêng, thành phần chủ yếu là sét bột
lân cát; 3) vùng trầm tích có thành phần chủ yếu là bùn
sét, có cấu trúc bị uốn nếp biên độ ngắn,
vòm nhọn dạng chevron với các đứt gãy trượt
bằng cắt qua; 4) vùng phân bố trầm tích
có cấu trúc xáo trộn, thành phần chủ yếu là sét bột
xen lân carbonat; 5) vùng trầm tích sét bột biển sâu phân lớp
song song; 6) vùng trầm tích biển sâu đan xem vật
liệu phun trào. Khu vực trầm tích biển sâu phân lớp
song song ở đới dãn đáy Biển Đông có tiềm
năng chứa kết hạch sắt, mangan, còn các đỉnh
núi ngầm có độ sâu từ 500 đến 800 m phân bố
ở vùng trầm tích có cấu trúc bị xáo trộn và vùng
trầm tích bị uốn nếp có tiềm năng phát triển
vỏ sắt mangan.
Từ khóa: Tây nam trũng sâu Biển Đông; Kiến tạo;
vỏ sắt mangan; kết hạch sắt mangan,
Pliocen-Đệ Tứ
(Xem toàn văn: Liên
hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông
tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)