BỐI
CẢNH ĐỊA ĐỘNG LỰC VÀ NGUỒN MANTI MAGMA
NÚI LỬA
PHÁT SINH DO TÁCH GIĂN BIỂN ĐÔNG
TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC KHU VỰC LÂN CẬN
Nguyễn Hoàng12
1'Viện
Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam
2Học viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tác giả liên hệ: hoang_geol@hotmail.com
Tóm tắt: Tách
giăn h́nh thành Biển Đông kéo theo hoạt động núi lửa
đồng tách giăn (33 - 16 Tr.n) và sau tách giăn (<16 Tr.n đến
ngày nay). Magma đồng tách giăn chủ yếu phân bố
thành các lớp dày bên trong trũng Biển Đông có thành phần
địa hoá gần gũi với basalt nghèo rift tách giăn
đại dương (MORB). Magma sau tách giăn phân bố cả
ngoài phạm vi trũng Biển Đông mà lan rộng đến
Nam và Đông Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, Nam Lào
(Bolaven), cao nguyên Khorat (Thái Lan), và Việt Nam về địa
hoá là basalt nội mảng. Mâu được thu thập nhiều
nơi tại 3 nước Đông Dương, khu vực
ven biển và thềm lục địa Việt Nam để
phân tích tuổi phun trào, thành phần thạch học, địa
hoá nguyên tố và đồng vị. Kết quả phân tích
cùng với số liệu tổng hợp từ nhiều
nguồn được sử dụng để so sánh nhằm
t́m hiểu các đặc điểm tương đồng
và dị biệt giữa các vùng basalt cho thấy, basalt các
khu vực khác nhau có đặc điểm thành phần
đất hiếm khác nhau, tuy nhiên, chúng đều có dấu
hiệu nóng chảy từ nguồn peridotite spinel chuyển
xuống peridotite granat theo thời gian. Số liệu đồng
vị phóng xạ cho thấy các khu vực basalt khác nhau phân
bố vào các trường khác nhau, bất kể tuổi
phun trào, chứng tỏ nguồn manti chủ yếu phụ
thuộc vào yếu tố không gian. Nghĩa là, phun trào basalt các
khu vực khác nhau có đặc điểm nguồn khác
nhau, không phải xuất phát từ một nấm manti Hải
Nam, nếu như nó có tồn tại. Từ các kết quả
thu được, báo cáo này đề xuất mô h́nh địa
động lực thích hợp giải thích sự liên quan
giữa mở Biển Đông và hoạt động núi lửa
tiếp sau kiến tạo va đay của tiểu lục
địa Ân Độ và Âu Á từ thời Eocene.
Từ
khóa: Tách giăn
Biển Đông, basalt, địa hoá, đồng vị,
ḍng manti
(Xem toàn văn: Liên
hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông
tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)