TỔNG QUAN VỀ TIẾN HÓA ĐỊA CHẤT VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN: NHỮNG NHẬN THỨC MỚI

Trần Văn Trị, Bùi Minh Tâm, Đào Thái Bắc, Nguyễn Bá Minh, Nguyễn Thị Bích Thủy,

Nguyễn Văn Vượng, Nguyễn Xuân Bao, Phạm Đức Lương, Trần Trọng Ḥa

Tổng hội Địa chất Việt Nam

Tác giả liên hệ: tv_tri@yahoo.com.vn

 

Tóm tắt: Tiến hóa địa chất Việt Nam và các vùng kế cận đươc chia ra thành 8 thời đoạn như sau: 1. Meso-Neoarkei (3230-2500 Tr.n.) một phần nhân Arkei Suối Chiềng và Ca Vịnh bảo tồn trong craton Hoàng Liên Sơn. 2. Paleo-Mesoproterozoi (2500-1300 Tr.n.) các craton Cathaysia, Yangtze-Hoàng Liên Sơn, Indosinia (gồm cả Hoàng Sa) hội nhập và vỡ tách liên quan đến siêu lục địa Nuna. 3. Meso-Neoproterozoi (1300-750 Tr.n.) h́nh thành địa khu liên hợp Việt-Trung liên quan với quá tŕnh hội nhập và vỡ tách Rodinia. 4. Neoproterozoi giữa-Cambri sớm (750-500 Tr.n.) nhánh Prototethys hút ch́m, vi lục địa Phu Hoạt va đẩy vào địa khu liên hợp Việt-Trung tạo ra đới khâu Sông Mă nguyên thủy liên quan đến hội nhập và vỡ tách Gondwwana. 5. Cambri-Silur (520-420 Tr.n.) cặp đôi hút ch́m và cung núi lửa Quảng Nam ở phía bắc và Quảng Ngăi ở phía nam, va đẩy khớp nối với nhau qua đới khâu Tam Kỳ-Phước Sơn trong khoảng 450- 440 Tr.n. tiếp theo là Indosinia tách khỏi Peri-Gondwana vào cuối Silur. 6.Devon- Trias muộn (400-215 Tr.n.) đại dương Sông Mă Paleotethystái mở ra vào Devon giữa 380 Tr.n., đóng lại vào cuối Permi đầu Trias sớm 250 Tr.n. do tạo núi va đẩy Indosini Permi muộn-Trias sớm và h́nh thành cung núi lửa Carbon muộn-Permi sớm dọc ŕa Tây Indosinia, chịu tác động mạnh của nấm manti gây ra biến chất cao và siêu cao ở địa khu Kon Tum. 7. Trias muộn- Creta (215-65 Tr.n.) hoạt động kiến tạo nội lục chiếm ưu thế, h́nh thành các bể trầm tích chứa than Trias muộn- Jura sớm. Chế độ biển chấm dứt vào Nori ở Miền Bắc và Jura sớm- giữa ở Miền Nam Việt Nam. Biển ŕa Nan- Sra Kaeo khép lại, Sibumasu va đẩy vào cung Sukhothái h́nh thành địa khu liên hợp Đông Dương và nối liền với lục địa Sundaland. Vào Jura muộn- Creta h́nh thành cung núi lửa pluton Đà Lạt và các bể trầm tích lục địa màu đỏ chứa evaporit ở Lào và Thái Lan. 8. Paleogen Đệ Tứ: (65 Tr.n.- đến nay) mảng Ấn Độ va đẩy vào mảng Á-Âu gây trồi trượt khối Đông Dương, phát sinh hệ đứt găy trượt trái TBĐN, h́nh thành các bể Kanozoi, tách giăn Biển Đông và các trường bazan khuyếch tán, núi lửa phổ biến trên phần lớn Đông Dương và đảo Hải Nam.

Từ khóa: Tiến hóa địa chất; Địa khu liên hợp Đông Dương, Việt Trung; Indosinia; Đới khâu Sông Mă; Tam Kỳ- Phước Sơn

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)