NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI ỨNG SUẤT HIỆN ĐẠI KHU VỰC VEN BIỂN

TUY H̉A - VŨNG TÀU DO TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC DẦU KHÍ

Nguyễn Lợi Lộc1, Đỗ Văn Lĩnh1, Đinh Quốc Văn2, Nguyễn Thanh Sang1,
Vũ Trọng Tấn1, Phạm Quư Ngọc3, Trần Ngọc Diễn4

1Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lư Chính Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

2Viện Vật Lư Địa cầu, 18 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

3Viện Dầu khí Việt Nam, 167 Trung Kính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

4Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển

Tác giả liên hệ: Dovalinh@gmail.com

Tóm tắt: Trong Kainozoi khu vực nghiên cứu thay đổi ít nhất trải qua 6 phụ giai đoạn thuộc 3 giai đoạn phát triển kiến tạo (S) chính: 1- Paleocen – Eocen giữa (S1) chịu ảnh hưởng tách giăn với phương trục tách giăn tây bắc – đông nam; 2- Eocen giữa – muộn đến Miocen sớm (S2) chủ yếu trượt bằng với ép nén á vĩ tuyến; 3- Miocen giữa– Đệ Tứ (S3) chủ yếu trượt bằng – thuận với ép nén hướng bắc tây bắc- nam đông nam đến á kinh tuyến. Trường ứng suất kiến tạo hiện đại kế thừa (S3) với tỷ số ứng suất đạt 0.55, phương trục ép nén cực đại trung b́nh là 344o. Nếu hệ số ma sát trung b́nh µ=0.5, tại độ sâu 5 km, giá trị cường độ ứng suất thẳng đứng, ứng suất ngang cực đại và ngang cực tiểu ước tính lần lượt là 127, 158 và 90.5 Mpa. Áp suất lỗ rỗng dự tính là 49.1 MPa. Các đứt găy có trước với phương 10-200 và phương 315-3200 sẽ tối ưu hóa và có khả năng tái trượt cao đối với trường ứng suất kiến tạo hiện đại. Kết quả tính toán theo mô h́nh ở độ sâu 4-5 km cho thấy sự thay đổi trạng thái ứng suất do hoạt động khai thác dầu khí từ 1,4 đến 12,4 Mpa, trên mức áp suất thủy tĩnh sẽ tái trượt các đứt găy cắm đứng với sự thay đổi ứng suất cắt từ 10-15 MPa và gây động đất với cường độ từ 1.8-3.7 độ Richer. Điều này khá phù hợp chuỗi quan sát động đất từ năm 2002-5/2020. Kết quả mô h́nh cho thấy khả năng tái trượt các đứt găy có hướng, góc cắm ở Mỏ Bạch Hổ với áp lực bơm ép 16.59 MPa, độ sâu 4-5 km.

Từ khóa: ứng suất, cường độ ứng suất, tái trượt, hoạt động nhân sinh

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)