ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN KINH TẾ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TẦNG MẶT ĐÁY BIỂN VŨNG TÀU - CẦN GIỜ TỪ 0- 100M NƯỚC

Nguyễn Đ́nh Lập1, Nguyễn Phương2, Nguyễn Tiến Thành1

1Liên đoàn Địa chất Khoáng sản biển; 2Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Tóm tắt: Khu vực biển Đông Nam Bộ được đánh giá là có tiềm năng về khoáng sản rắn. V́ vậy, việc nghiên cứu, đánh giá kinh tế địa chất tài nguyên khoáng sản trong khu vực nói chung, vùng Vũng Tàu - Cần Giờ nói riêng không chỉ có ư nghĩa khoa học, mà c̣n có giá trị thực tế, là cơ sở để hoạch định chính sách quản lư, quy hoạch điều tra, thăm ḍ, khai thácsử dụng hợp lư nguồn tài nguyên khoáng sản. Áp dụng tổ hợp các phương pháp đánh giá định lượng tài nguyên khoáng sản và giá trị kinh tế tài nguyên, bài báo đưa ra một số kết luận sau: Vùng biển 0-100 m nước Vũng Tàu - Cần Giờ có tiềm năng về khoáng sản vật liệu xây dựng và quặng sa khoáng. Theo kết quả đánh giá giá trị khu vực đơn vị (URV) th́ cát xây dựng có giá trị lớn hơn nhiều so với khoáng sản sa khoáng và có sự khác nhau giữa các vùng nghiên cứu; Tiềm năng thu hồi khoáng sản vật liệu xây dựng(VLXD) vùng nghiên cứu đạt khoảng 6,035 tỷ m3, tập trung chủ yếu  ở Đông Nam Vũng Tàu, Nam mũi Hồ Tràm và ngoài khơi cửa Hàm Luông. Tiềm năng tài nguyên quặng sa khoáng có thể thu hồi dự báo đạt khoảng 5,14 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở ngoài khơi cửa Định An và Hồ Tràm - Mũi Kỳ Vân; Tính theo địa tô có chiết khấu và tiền cấp quyền khai thác với giả thiết như dự án khai thác cát VLXD theo hướng dẫn của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc (Unido, 1991), th́ tiền  cấp quyền khai thác chiếm khoảng 22,61% là phù hợp. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lư Nhà nước xem xét tính tiền cấp quyền khai thác hay xác định thuế suất thuế tài nguyên khi có các dự án khai thác VLXD trong vùng nghiên cứu, nhất là trong điều kiện nguồn vật liệu xây dựng trên lục địa đang cạn kiệt cũng như đáp ứng hướng phát triển kinh tế biển của đất nước. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế và tính khả thi của các dự án khai thác khoáng sản ở vùng nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững, cũng như làm rơ hơn điều kiện thành tạo, đặc điểm phân bố, chất lượng của các tài nguyên này, cần có thêm những nghiên cứu toàn diện và chi tiết hơn. 

Từ khóa: Đánh giá kinh tế tài nguyên, khoáng sản biển, Vũng Tàu - Cần Giờ

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)