ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH HOLOCEN CHÂU THỔ NGẦM
SÔNG HỒNG QUA LỖ KHOAN KMB.NĐ19.03

Trần Ngọc Diễn1,3, Vũ Văn Hà2,4, Nguyễn Tiến Thành1, Nguyễn Thị Thu Cúc3, Nguyễn Minh Quảng2,4, Dương Tuấn Ngọc1,3, Vũ Ngọc Tuyên1, Ngô Thị Đào2, Đặng Minh Tuấn2,4, Nguyễn Thanh Hằng3.

1 Liên đoàn Địa chất và Khoáng sản biển-Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

2 Viện Địa chất-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

3 Trường Đại học Khoa học tự nhiên -Đại học Quốc gia Hà Nội.

4 Học viện Khoa học Công nghệ-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tác giả liên hệ: tranngocdien.dcmb@gmail.com; vuha@igsvn.vast.vn

Tóm tắt: Châu thổ sông Hồng là một trong hai châu thổ lớn nhất Việt Nam với diện tích khoảng 15.000 km2. Vị trí địa lý, cũng như tài nguyên vị thế là yếu tố quan trọng để đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm kinh tế chính trị lớn của cả nước. Do vậy, quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nhiều công trình nghiên cứu đă được công bố. Các nghiên cứu trước đây chủ yếu quan tâm đến châu thổ (phần đất liền). Những năm gần đây với sự phát triển của ngành khoa học công nghệ biển, khu vực châu thổ ngầm là hợp phần quan trọng thuộc cấu trúc châu thổ nằm ở vùng biển ven bờ đã được chú trọng điều tra khảo sát và nghiên cứu. Đặc điểm tướng trầm tích Holocen vùng châu thổ ngầm sông Hồng được làm sáng tỏ trên cơ sở nghiên cứu lỗ khoan KMB.NĐ19.03 ở vùng biển ven bờ, độ sâu 10m nước. Trên cơ sở phân tích cấu trúc mẫu lõi khoan, kết quả phân tích mẫu độ hạt, tảo Diatomeae, Foraminifera và tuổi tuyệt đối 14C, bốn tướng trầm tích cơ bản được xác lập, gồm: (1) Tướng sét bột biển nông, (2) Tướng sét bột chân châu thổ, (3) Tướng sét bột sườn châu thổ và (4) Tướng sét bột bề mặt tiền châu thổ. Kết quả nghiên cứu góp phần luận giải quy luật hình thành và phát triển của châu thổ ngầm sông Hồng trong giai đoạn Holocen.

Từ khóa: tướng trầm tích; châu thổ ngầm; châu thổ sông Hồng.

 


(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)