TUỔI THÀNH TẠO GRANITOID PHỨC HỆ DIÊN BÌNH KHU VỰC BỜ Y, KON TUM BẰNG ĐỒNG VỊ U-PB ZIRCON VÀ Ý NGHĨA ĐỊA CHẤT

 

NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY1, NGUYỄN THỊ XUÂN2, HỒ THỊ THƯ1, NGUYỄN ĐỨC CHÍNH2,

TRẦN ĐẠI DŨNG1, BÙI THẾ ANH2, ĐẶNG VĂN LONG3

1Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; 3Đại học thành phố Hồ Chí Minh

 

Tóm tắt: Phức hệ Diên Bình có thành phần thạch học đa dạng gồm, gabrodiorit, diorit, granodiorit đến granit, lộ ra dưới dạng khối, các thể kéo dài dọc theo đứt gãy Pô Cô. Đá bị ép mạnh, có cấu tạo dạng gneiss với các dải khoáng vật màu là biotit và hornblend. Thành phần khoáng vật tạo đá chính là felspat kali, plagioclas, biotit, hornblend. Khoáng vật phụ thường gặp trong các mẫu phân tích có sphen, apatit và zircon. Zircon tách từ hai mẫu granit biotit dạng gneiss ở Bờ Y, Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có màu nâu, kích thước dao động từ 100 đến 200 μm. Hầu hết các hạt zircon có dạng lăng trụ, tự hình, phân đới đều, thanh nét chứng tỏ chúng có nguồn gốc magma. Tuổi kết tinh của đá xác định bằng đồng vị U-Pb zircon theo kỹ thuật bào mòn đơn điểm nhờ tia laser và đo trên thiết bị ICP-MS cho tuổi trung bình 206Pb/238U là 470 Tr.n. Các thành tạo magma phức hệ Diên Bình là sản phẩm minh chứng cho sự tồn tại một giai đoạn hoạt động magma và phát triển vỏ lục địa vùng nghiên cứu vào Paleozoi sớm.

Từ khóa: Granitoid Diên Bình, U-Pb zircon, Bờ Y -Ngọc Hồi, Paleozoi sớm

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí địa chất)