NGHIÊN CỨU, XÁC LẬP VÀ PHÂN LOẠI DI SẢN ĐỊA CHẤT

KHU VỰC TAM GIANG - BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

 

VŨ QUANG LÂN1, TRẦN QUANG PHƯƠNG1, BÙI TIẾN DŨNG1, NGUYỄN XUÂN QUANG2

1 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

2 Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Chiến Thắng, Thanh Xuân, Hà Nội

 

Tóm tắt: Với diện tích khoảng 1600 km2, khu vực Tam Giang - Bạch Mã, tỉnh là nơi lưu giữ nhiều giá trị nổi bật về lịch sử phát triển và cấu trúc địa chất; địa mạo, cảnh quan; địa chất Đệ tứ - địa chất biển và tài nguyên khoáng sản. Vỏ Trái đất ở khu vực này đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài từ Ordovic đến Holocen, trong nhiều bối cảnh kiến tạo khác nhau. Trong Ordovic - Silur, khu vực này là một phần của cung đảo “núi lửa Long Đại”; Devon-Carbon sớm là thời kỳ phát triển các thành tạo lục nguyên màu đỏ và thành tạo carbonat xen lục nguyên; Permi-Trias là thời kỳ thành tạo các đá magma mafic của phức hệ Phú Lộc, granit biotit và granit hai mica phức Hải Vân và Bà Nà trong bối cảnh kiến tạo liên quan tới quá trình tạo núi Indosini và quá trình va chạm giữa địa khối Đông Dương với địa khu liên hợp Việt-Trung. Ở vùng núi, đồi tạo nên các dạng địa hình đặc trưng là các bề mặt san bằng, các thác nước và hồ nước tự nhiên; ở vùng đồng bằng ven biển là các đầm phá, đê cát, các đoạn sông với những cồn nổi và các bãi biển tuyệt đẹp. Những giá trị di sản địa chất nổi bật ở khu vực Tam Giang - Bạch Mã có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học; giáo dục, đào tạo; phát triển du lịch và kinh tế.

Từ khóa: Tam Giang - Bạch Mã, di sản địa chất.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Tạp chí đia chất)