ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH MIOCEN GIỮA
KHU VỰC TRUNG TÂM BỂ NAM CÔN SƠN

Nguyễn Văn Kiểu1, Bùi Việt Dũng1, Nguyễn Thanh Tùng1, Phạm Thị Diệu Huyền1, Phạm Hồng Trang1, Phạm Nguyễn Hà Vũ2, Phùng Xuân Quân3

1Trung tâm Nghiên cứu T́m kiếm Thăm ḍ và Khai thác Dầu khí - Viện Dầu khí Việt Nam;

2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN; 3Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

Tóm tắt: Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các kết quả địa chấn, địa vật lư giếng khoan và phân tích cổ sinh, nhóm tác giả đă phân chia chi tiết trầm tích Miocen giữa khu vực Trung tâm bể Nam Côn Sơn thành 04 tập (sequence) S1, S2, S3 và S4 theo phương pháp địa tầng phân tập. Ranh giới phân tập là các bề mặt bất chỉnh hợp và chỉnh hợp tương quan liên kết được theo tài liệu địa chấn và tài liệu giếng khoan gồm: MRS-1 (15,5 Tr.n), MRS-2 (14,0 Tr.n), MRS-3 (13,1 Tr.n), MRS-4 (12,1 Tr.n) và MRS-5 (10,4 Tr.n). Trong mỗi tập trầm tích, các hệ thống trầm tích biển tiến (TST) và hệ thống trầm tích biển thoái (RST) được phân chia dựa trên ranh giới bề mặt ngập lụt cực đại (Mfs). Trong đó, hệ thống trầm tích biển tiến của tập S1, S4 có diện tích phân bố hẹp hơn so với tập trầm tích S2, S3 và chủ yếu tập trung ở phần phía Đông - Đông Nam khu vực nghiên cứu. Trầm tích h́nh thành vào cuối Miocen giữa tương ứng với hệ thống trầm tích biển thoái của tập S4 được đánh dấu bởi một loạt các hoạt động xâm thực và bào ṃn mạnh của ḷng sông cổ phát triển theo phương Tây Bắc - Đông Nam và Tây-Đông.

Từ khóa: Địa tầng phân tập, trầm tích Miocen giữa, bể Nam Côn Sơn

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)