TUỔI ĐỒNG VỊ U-PB ZIRCON CỦA GRANITOID PHỨC HỆ BẢN CHIỀNG

TRONG ĐỚI CẤU TRÚC PHU HOẠT VÀ Ý NGHĨA ĐỊA CHẤT

Bùi Đình Công1, Nguyễn Thị Bích Thủy2, Nguyễn Chiến Đông1, Tạ Đình Tùng1

1Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 67 Chiến Thắng, Hà Đông, Hà Nội

2Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, số 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội

 

Tóm tắt: Trong đới cấu trúc Phu Hoạt lộ đá magma granitoid được xếp vào phức hệ Bản Chiềng. Đá có thành phần thạch học chủ yếu gồm granosyenit, ít hơn là granodiorit và granit, cấu tạo khối rắn trắc và kiến trúc dạng porphyr với ban tinh felspat. Khoáng vật tạo đá chính gồm felspat kali, plagioclas, thạch anh, ít biotit và hornblend. Khoáng vật phụ phổ biến là zircon và monazit. Các tinh thể zircon tách từ ba mẫu granit lấy ở Quế Phong có dạng lăng trụ dài, thường có màu trắng trong, phớt nâu. Zircon có kích thước dao động từ 150 μm đến 300 μm với tỉ lệ chiều dài/rộng 3:1÷2:1, phân đới thanh nét, đặc trưng cho zircon kết tinh từ dung thể magma. Tuổi thành tạo của granitoid được xác định bằng phương pháp SHRIMP U-Pb zircon 27,4-29,5 Tr.n. Giá trị tuổi này của các thành tạo magma phức hệ Bản Chiềng minh hứng cho sự tồn tại một giai đoạn hoạt động magma và phát triển vỏ lục địa vùng nghiên cứu vào Paleogen muộn.

Từ khóa: SHRIMP U-Pb zircon, granitoid Bản Chiềng, đới cấu trúc Phu Hoạt.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)