THẠCH ĐỊA HÓA CÁC ĐÁ GRANITOID
PHỨC HỆ CA VỊNH, TÂY BẮC VIỆT NAM: CHỨNG CỨ CHO KIỂU ADAKIT GRANIT

Nguyễn Thị Xuân1, Bùi Thế Anh1, Nguyễn Thị Bích Thủy2

1Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; 2Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Tóm tắt: Granitoid phức hệ Ca Vịnh có thành phần thạch học chủ yếu gồm: Trondjemit, tonalit, granodiorit và granit thuộc loạt kiềm - vôi với đặc trưng địa hóa nguyên tố vết tương ứng với kiểu adakitic với hàm lượng cao của  Sr (206-791 ppm) và các nguyên tố đất hiếm nhẹ (La=17,65-30,09 ppm), hàm lượng rất thấp của các nguyên tố đất hiếm nặng (Y=11,59-18,08 ppm; Yb=0,87-1,61 ppm. Đặc tính adakitic của granitoid Ca Vịnh c̣n được minh chứng bởi tỷ số Sr/Y và La/Yb cao (15,51-51,01 và 10,96-34,58). Các giá trị đồng vị Sr-Nd nguyên thủy của granitoid Ca Vịnh lần lượt là (87Sr/86Sr)i=0,700-0,702, εNd=- 0,3÷-3,9) đặc trưng cho dung thể magma được h́nh thành do sự tái nóng chảy vỏ lục địa dưới có thành phần mafic. Điều này c̣n được minh chứng bởi giá trị tương đối cao của Mg# (46,1-53,5). Tuổi thành tạo và thành phần đồng vị Sr-Nd của granitoid Ca Vịnh hoàn toàn tương đồng hoặc rất gần gũi với trondhjemit của phức hệ Kongling và phức hệ Kanding ŕa bắc nền Dương Tử được h́nh thành vào giai đoạn Meso-Neoproterozoi.

Từ khóa: Ca Vịnh granitoid, kiểu adakitic Tây Bắc Việt Nam

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)