GHI NHẬN HOẠT ĐỘNG HIỆN ĐẠI CỦA ĐỚI ĐỨT GÃY MƯỜNG LA - BẮC YÊN

Ở VÙNG ÍT ONG (MƯỜNG LA, SƠN LA) TRÊN CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TUỔI CÁC TRẦM TÍCH ĐỆ TỨ BỊ DỊCH CHUYỂN

NGUYỄN ĐẠI TRUNG, PHẠM THỊ THÚY, TRẦN TÂN VĂN

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

 

Tóm tắt: Đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên (ML-BY) là một đới đứt gãy phân đới cấu trúc Tú Lệ và Sông Đà, thuộc trũng nội lục Paleozoi muộn- Kainozoi, miền Bắc Việt Nam. Dọc theo đới này, ở vùng Ít Ong (Mường La, Sơn La) đã có biểu hiện của đứt gãy hoạt động như xuất lộ nước nóng-khoáng và động đất. Bằng phương pháp khảo sát địa chất - địa mạo - trầm tích Đệ tứ đã phát hiện ở khu vực này tồn tại 03 bậc thềm: thềm bậc I (cuội, sỏi, sạn..., thành phần đa khoáng) dày 2-3 m, cao 3-7 m so với mặt suối Pi Tong, nguồn gốc sông suối, tuổi giả định Holocen muộn (aQ23); thềm bậc II (cuội, sỏi, sạn..., thành phần đa khoáng) dày từ 3-5 m, cao từ 7-10 m so với suối Nậm Păm và suối Pi Tong, nguồn gốc sông suối, tuổi giả định (Q21-2); thềm bậc III (tảng, cuội, sỏi, sạn..., thành phần đa khoáng), dày từ 5-7 m, cao từ 10-15 m so với mặt suối Nậm Păm và suối Pi Tong, nguồn gốc suối và lũ tích, tuổi giả định Pleistocen muộn (apQ13).Bằng phương pháp phân tích tuổi nhiệt huỳnh quang (Thermoluminescence) 02 mẫu trầm tích cát bột trong các lớp cát bột bị dịch chuyển do hoạt động của đứt gãy tại thềm bậc II của suối Pi Tong và 04 mẫu trầm tích cát bột ở thềm bậc III của suối Nặm Păm vào năm 2014, kết quả phân tích xác định tuổi cho thấy đới đứt gãy ML-BY đã có biểu hiện hoạt động hiện đại trong khoảng 3.000 năm đến 6.000 năm.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)