ĐẶC ĐIỂM DẬP VỠ KIẾN TẠO KHU VỰC BẮC TÂY NGUYÊN

LÊ TRIỀU VIỆT, VĂN ĐỨC TÙNG, VŨ VĂN CHINH, VŨ CAO CHÍ, 
NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG, NGUYỄN VĂN LUÂN, ĐÀO HẢI NAM, BÙI VĂN QUỲNH

Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Tóm tắt: Trên cơ sở tài liệu giải đoán ảnh viễn thám, phân tích bản đồ địa h́nh, bản đồ DEM, kết hợp với các tài liệu khảo sát địa chất - địa mạo, kiến tạo vật lư và tài liệu đă công bố, các tác giả thành lập nên sơ đồ dập vỡ kiến tạo vỏ Trái đất khu vực nghiên cứu. Trên sơ đồ này dập vỡ kiến tạo phân bố rất phức tạp cả về quy mô cũng như phương phát triển. Tuy nhiên, chúng phát triển nổi trội theo 3 phương chính là: kinh tuyến, á kinh tuyến, TB-ĐN và ĐB-TN. Trong các phương trên th́ dập vỡ kiến tạo phương kinh tuyến - á kinh tuyến phát triển rộng khắp địa bàn nghiên cứu và thể hiện rơ nhất ở 2 nơi: ở ŕa Tây và ŕa Đông của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Ở một số vị trí đặc biệt các dải dập vỡ phát triển thành đới, như: đới dập vỡ sông Pô Kô - sông Ia Tri phân bố ở ŕa tây, đới Kon Plông - Đắk Roiue phân bố ở phía đông tỉnh Kon Tum; đới dập vỡ dọc đới đứt găy Sông Ba và đới dập vỡ dọc đới đứt găy Kon Tum - Ba Tơ. Số liệu thống kê các dải dập vỡ có chiều dài trên 25 km của toàn khu vực nghiên cứu đạt đến gần 60 dải; Sự giao cắt của các dải dập vỡ tạo ra một số nút giao có triển vọng lớn cho việc t́m kiếm khai thác nước dưới đất cũng như đưa nước vào ḷng đất “để dành nước” cho mùa khô hạn ở Tây Nguyên.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)