ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC VỎ TRÁI ĐẤT
KHU
VỰC BẬC THANG THỦY ĐIỆN SÔNG ĐÀ
THEO KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU TRỌNG
LỰC VÀ TỪ

PHAN THANH QUANG', CAO Đ̀NH TRỌNG1, PHẠM NAM HƯNG1, BÙI VĂN NAM2
1Viện Vật lư Địa cầu, Viện HL Kt́&CN Việt Nam
2 Viện Địa chất và Địa vật lư biển, Viện HL KH&CN Việt Nam

 

 

Tóm tắt: Bài báo này đề cập tới đặc trưng cấu trúc vỏ Trái đất khu vực bậc thang thủy điện sông Đà trên cơ sở phân tích tài liệu dị thường trọng lực Buoguer kết hợp tài liệu dị thường từ hàng không. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các đứt găy cấp I có độ sâu xuyên vỏ và phân đới cấu trúc vỏ Trải đất gồm: Lai Châu - Điện Biên, Phong Thổ, Sơn La và Mường La - Bắc Yên. Phương phát triển chủ yếu của các đứt găy này là: Tây Bắc - Đông Nam, một số ít phát triến theo phương á kinh tuyến, á vĩ tuyến và Đông Bắc - Tây Nam; Độ sâu mặt móng kết tinh biến đi phức tạp, từ lộ ra trên mặt đến độ sâu 5,5 km. Chênh lệch mật độ giữa lớp trầm tích (2,62-2,66 g/cm3 phía trên và lớp granit (2,70-2,76 g/cm3) phía dưới là khoảng 0,08 g/cm3; Độ sâu mặt Conrad thay đi từ 8,0 km đến 18,5 km. Ranh giới này biểu hiện sự chênh lệch mật độ giữa lớp grand (2,70-2,76 g/cm3) và lớp basalt (2,90-2,94 g/cm3) phía dưới, sự chênh lệch này khoảng 0,19 g/cm3; Độ sâu mặt moho thay đổi từ 21,3 km đến 35,4 km, có xu hướng nâng lên ở đông nam và ch́m dần ở tây bắc. Sự chênh lệch mật độ giữa lớp basalt (2,90-2,94 g/cm3) phía trên và lớp manti trên ở phía dưới là khoảng 0,4 g/cm3.

(Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa ChấtTổng Cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam)