GS.TSKH.NGND TỐNG DUY THANH

CÂY ĐẠI THỤ CỦA KHOA HỌC ĐỊA CHẤT VIỆT NAM


 


1.jpg

Ngày 6 tháng 3 năm 2016 Khoa Địa chất Trường DHKHTN (ĐHQGHN) và Hội Cổ sinh - Địa tầng Việt Nam đă long trọng tổ chức mừng kỉ niệm sinh nhật lần thứ 80 của GS.TSKH.NGND Tống Duy Thanh tại Hội trường Ngụy Như Kon Turn, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

GS. Tống Duy Thanh đă ở tuổi 80 nhưng ông vẫn đang miệt mài lao động và sáng tạo. Ông đang chủ biên hoàn thiện một công trinh khoa học đồ sộ “Bách Khoa thư địa chai” của Việt Nam gần 2.000 trang sắp xuất bản. Đây là công tŕnh nổi tiểp những công tŕnh vô giá mà cả cuộc đời Giáo sư đă say mê nghiên cứu để lại cho đời, đồng hành với sự nghiệp đào tạo của ḿnh.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ 80 của Giáo sư, chúng ta cùng nhau ôn lại những thành công và những bài học ḱnh nghiệm tự học trong sự nghiệp nghiên cửu khoa học và đào tạo của Giáo sư. Nhắc lại những điều đó không chi để tôn vinh ông như một nhà khoa học địa chất hàng đầu của Việt Nam, một người thầy đáng kính mà c̣n để các thế hệ học tṛ ghi nhớ và học lập. Những đóng góp quan trọng của Giáo sư măi măi là tấm gương sáng cho các thế hệ học tṛ noi theo.

Giáo sư Tống Duy Thanh tốt nghiệp đại học năm 1956 chuyên ngành Vạn vật học (chủ yêu là Sinh học). Sau đó ông được phân công về công tác ở Bộ môn Địa chất, khoa Mỏ - Luyện kim, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ xuất xư đào tạo như thế, Ông đă nhanh chóng trở thành một trong các nhà địa chất hàng đầu của Việt Nam, trở thành Nhà Giáo nhân dân (NGND) xuất sắc mẫu mực của Khoa Địa chất Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN). Điều đó đă chứng minh cho sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài ḥa của một tố chat thiên bẩm với một nghị lực tự học phi thường và mục tiêu vươn tới có định hướng của ông ngay từ tuổi trẻ.

Từ những năm 1960 Giáo sư Tống Duy Thanh được biệt phái sang Tổng cục Địa chất để tham gia công tác lập Ban đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000, do TS. Dovjikov chủ biên. Đây là giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp nghiên cứu cổ sinh - Địa tầng và Địa chất Việt Nam nói chung của Giáo sư Tổng Duy Thanh nói riêng.

Từ kết quả nghiên cứu trong quá tŕnh tham gia lập bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam, Thầy Thanh đă hoàn thành một chuyên khảo lớn được xuất bản bằng tiếng Pháp là “Hóa thạch ruột khoang Devon ở Miền Bẳc Việt Nam”. Đây là lần đầu tiên một công tŕnh lớn về cổ sinh - Địa tầng do người Việt Nam thực hiện và công bố với thế giới, khi tác giả mới ở tuổi 30. Trong chuyên khảo này có những phát minh và sảng tạo đă gây tiếng vang trong lĩnh vực cổ sinh vật học của thể giới thời bấy giờ. Những đóng góp lớn về Cổ sinh học, như nghiên cứu sâu về cấu trúc xương san hô và phát hiện kiểu vi cấu trúc mới - vi cấu trúc paratrabecular cùa san hô hóa thạch, được các nhà khoa học cổ sinh trên thế giới thừa nhận. Trên cơ sở đó họ đă chỉnh lí lại những loài san hô đă công bổ trước đó. Cũng trong chuyên khảo này ư nghĩa của yéu tố vách đáy (tabule) được đánh giả mới và được minh chứng cỏ cơ sở. Phát hiện mới này cũng đứợc giới cổ sinh quốc tế ủng hộ, dẫn đên thay đổi ư nghĩa phân loại của yếu tố vách đáy đối vói nhóm cổ sinh vật có ư nghĩa địa tầng này.

Trong giai đoạn đất nước đang có chiến tranh phá hoại ác liệt cùa đế quốc Mỹ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội phải đi sơ tán vê huyện Đại Từ (Băc Thái). Trong bối cảnh Khoa Địa lí - Địa chất mới thành lập, GS. Tổng Duy Thanh vừa làm giáo vụ cho khoa, biên soạn chương tŕnh đào tạo, vừa làm quản lí nhà ăn giúp GS. Nguyễn Văn Chiển lúc bấy giờ là Chủ nhiệm Khoa đang đứng trước muôn vàn khó khăn lúng túng.

Công việc bận đến như thế nhưng thật lạ là ông vẫn có thể vừa giảng dạy vừa là cộng tác viên của Đoàn Địa chất 20, sau này là Cục Bản Đồ địa chất, và có những nghiên cứu quan họng đóng góp trực tiếp cho công tác đo vẽ hàng loạt tờ bản đô địa chất 1:200.000 do Cục Bản Đồ địa chất (nay là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) chủ tŕ trong những năm 60 và 70 của thế kỉ trước. Những công tŕnh thầm lặng ấy măi về sau được biết là đă có vai tṛ hết sức quan họng, có ư nghĩa lỷ luận và thực tiễn cho ngành Địa chat Việt Nam đang ở thời ḱ c̣n rất non trẻ. Chính Đoàn Địa chất 20 và Cục Bản đồ Địa chất là nơi làm việc vất vả nhất của các nhà địa chất nhưng đó lại là môi trường để GS. Tống Duy Thanh rèn luyện bản lĩnh của một nhà địa chất chân chính, cho ông ươm mầm tài năng sáng tạo của ḿnh th hiện trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 và 1:200.000.

Những kết quả nghiên cứu thầm lặng ấy được tích lũy cho đến ngày ông có dịp sang Novosibirsk (Liên Xô) để bảo vệ liền 2 luận án chỉ trong 13 tháng: luận án Kandidat Nauk (TS) và luận án Doctor Nauk (TSKH). Măi cho đến gần đây đồng nghiệp trong giới địa chất mới biết được có một nhà địa chất Việt Nam nổi tiếng đă làm luận án “bằng kéo” và đă bảo vệ thành công 2 luận án khoa học liên tục ở Liên Bang Xô Viết. Làm luận án “bằng kéo” là h́nh ảnh vui do nhà báo Thúy Hằng viết để diễn tả một quá tŕnh làm việc nỗ lực và khẩn trương để biên tập tổng hợp ở tŕnh độ cao, bằng cách dùng kéo để Cắt gọn nội dung và cấu trúc lại thành luận án TSKH xuất sắc trên cơ sở một loạt các công tŕnh mà GS. Tống Duy Thanh mang theo khi sang Novosibữsk.

Trong khoảng thập kỷ 80 ông được Viện Khoa học Việt Nam mời làm ủy viên Hội đồng Khoa học của Viện, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Trái Đất. Sau đó (thập kỷ 90) ông là Chủ tịch Hội đồng Khoa học Trái Đất thuộc Chương tŕnh nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Tự nhiên (nay là NAFOSTED) của Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Học hàm liên ngành Khoa học Trái đất và Mỏ (nay là Hội đồng Giáo sư). Đó là những hoạt động ít người biết đến nhưng là những vị trí hết sức quan trọng trong giai đoạn đất nước c̣n thiếu các chuyên gia đảm nhiệm.

Công tŕnh “Địa tầng và ruột khoang Devon của Việt Nam” do ông chủ biên, xuất bản cả bằng tiếng Nga và tiếng Việt đă có giá trị thực tiễn và khoa học to lớn không chỉ cho công tác đo vẽ bản đồ địa chất ở Việt Nam như một hệ thống chuẩn mực về Cổ sinh và Địa tầng mà c̣n có ư nghĩa hội nhập quốc tế.

Sức làm việc phi thường, trí tuệ uyên thâm và tính nghiêm túc trong khoa học đă giúp GS. Tống Duy Thanh sử dụng thành thạo 3 ngoại ngữ (tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh) bằng phương thức tự học trong một thời gian ngắn. Nhờ năng khiếu đặc biệt đó GS. Tống Duy Thanh đă công bố trên 100 bài báo khoa học ở trong nước và quốc tế, trong đó nhiều bài đă được các nhà khoa học nồi tiếng của Nga, Mỹ, Pháp... trích dẫn nhiều lần trong các công tŕnh của ḿnh.

Một công tŕnh về Địa tầng Việt Nam được giới địa chất Việt Nam và quốc tế trích dẫn nhiều, do 14 tác giả cùng thực hiện theo đề xuất của GS. Tống Duy Thanh và được xuất bản bằng cả 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) với 2 đồng chủ biên - Tống Duy Thanh và Vũ Khúc - “Các phân vị địa tầng Việt Nam - Stratigraphic Units of Vietnam” (1995, 1996, 2011). Đó là một công tŕnh đồ sộ và hoàn hảo, tổng hợp và rà soát theo chuẩn mực quốc tế tất cả các công tŕnh về địa tầng đă công bố từ trước tới nay.

Việc chuyên khảo “Các phân vị địa tầng Việt Nam - Stratigraphic Units of Vietnam” được tham khảo và trích dẫn nhiều ở trong và ngoài nước đă nói lên tầm vóc của công tŕnh. Công tŕnh này đă tiếp nối sau “Quy phạm địạ tầng Việt Nam” do chính ông chủ tŕ. Trong chuyên khảo đă phổ biến quan điểm về ranh giới xuyên thời (ranh giới chéo) của các phân vị thạch địa tầng. Điều này lúc đầu chưa được một số nhà địa chất lớn tán đồng, nhưng ngày nay ranh giới xuyên thời của các phân vị địa tầng đă được thừa nhận và áp dụng rộng răi trong văn liệu địa chất Việt Nam.

Trong công tác đào tạo GS. Tống Duy Thanh là người Thầy tận t́nh và nghiêm túc trong giảng dạy hướng dẫn học tập ở ngoài ứời hoặc trên bục giảng. Những giáo tŕnh như “Địa chất cơ sở” và “Lịch sử phát triển vỏ Trái đất” được các thầy giáo và học tṛ ngành Địa chất coi là giáo tŕnh mẫu mực về văn phong diễn đạt, nội dung nâng cao và hàm lượng tri thức mới được cập nhật.

Các nhà khoa học trẻ được làm viêc bên GS. Tống Duy Thanh là một cơ hội may mắn đê học tập ở ông kĩ năng đọc sách tham khảo tài liệu nước ngoài nhanh và chuẩn xác, tổng hợp vấn đề và sáng tạo trong khoa học. Ấn tượng nhất là la năng biên tập, diễn đạt với một văn phong khoa học chuẩn mực khi viết một bài báo, một cuốn giáo tŕnh hoặc một quyển sách chuyên khảo. Hai phẩm chất và cũng là hai nghề đáng trân trọng là nhà địa chất và nhà giáo được hội tụ trong một con người - Tống Duy Thanh, được rèn luyện, hun đúc và phát triển lên đỉnh cao qua nhiều năm tháng. Sự nghiệp nghiên cứu khoa học đồng hành với sự nghiệp đào . tạo là phẩm chất và lẽ sống của cuộc đời GS Tống Duy Thanh.

Đnh cao thành đạt của GS.TSKH.NGND Tống Duy Thanh là kết quả của quả tŕnh tự học và nghị lực vươn tới theo một mục tiêu và lộ tŕnh được xác định. Đây có thể coi là bài học kỉnh nghiệm lởn nhất mà đồng nghiệp và học trỏ của Giảo sư nên và cần học tập và lấy đó làm tẩm gương để soi lại ḿnh trong mỗi chặng đường phấn đẩu rèn luyện để trở thành một nhà khoa học chân chính.


 


KHOA ĐỊA CHẤT & HỘI C SINH - ĐỊA TNG VIỆT NAM