TUỔI ĐỒNG VỊ Rb-Sr ĐÁ TỔNG VÀ U-Pb ZIRCON CỦA
GRANITOID TRONG MÓNG MỎ BẠCH HỔ, RỒNG THUỘC
BỒN TRŨNG CỬU LONG, NAM VIỆT NAM VÀ Ư NGHĨ
A

ĐỊA CHẤT CỦA NÓ
NHƯ HÙNG[1], THÁI QUANG[2], LƯU THẾ LONG2, NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY[3]

1 Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Dầu khí biển, Liên doanh Việt Nga, Vietsovpetro, 105 Lê Lợi, Vũng Tàu;

2Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam, 200 Lư Chính Thắng, Q.3, Tp. Hồ Chí Minh
3Tạp chí Địa chất, 6 Phạm Ngũ Lăo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

    Tóm tắt: Granitoid trong móng mỏ Rồng, mỏ Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long ở phần biến Nam Việt Nam có thành phần thạch học gồm diorit, granodiorit và ít hon là grand. Đá bị dập vỡ, nứt nẻ, màu xám, xám sáng, cấu tạo khối, khoáng vật màu là biotit, ít hơn là horblend. Trước kia, granitoid này được xếp vào phức hệ Ḥn Khoai tuổi Tị-Jị hoặc phức hệ Bên Giăng - Quế Sơn tuổi Cị-Pị dựa trên tuổi đồng vị K-Ar. Để làm sáng tỏ và chính xác hóa tuổi thành tạo của granitoid bồn trũng Cửu Long và ư nghĩa địa chất của nó, zircon tách từ granitoid lấy ở mỏ Rồng, Bạch Hổ được phân tích đồng vị U-Pb và cho tuổi kết tinh lần lượt tương ứng là 94,2 Tr.n và 115,5 Tr.n. Ngoài ra, tuổi kết tinh của chúng c̣n được xác định bằng đồng vị Rb-Sr trên đá tổng lần lượt là 79,5 Tr.n và 130 Tr.n, tuy nhiên giá trị tuổi này chỉ mang tính chât tham khảo do Rb là nguyên tố linh động trong các quá tŕnh địa chất. Tuổi thành tạo của granitoid trong bài báo này được lấy theo tuổi U- Pb zircon và tương ứng với Creta sớm. Các giá trị tuổi này tương đồng với tuổi thành tạo granitoid phức hệ Định Quán và Đèo Cả phân bố trên đới Đà Lạt, đồng thời chỉ ra vùng nghiên cứu có tồn tại hoạt động magma trong giai đoạn Creta. Điều này giúp cho việc định hướng t́m kiếm mở rộng dầu khí dọc bờ biển Việt Nam nơi có phân bố granitoid tuổi Creta sớm.

            (Xem toàn văn: Liên hệ với Tạp chí Địa Chất – Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)