LIÊN ĐOÀN BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT MIỀN BẮC
55 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

NGUYỄN Đ̀NH VIÊN

Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội

Vào tháng 9 năm 1959, một chuyên ngành của ngành Địa chất Việt Nam được thành lập - chuyên ngành Bản đồ địa chất, với tên gọi Ban Bản đồ. Nhiệm vụ của chuyên ngành Bản đồ địa chất là tiến hành đo vẽ lập bản đồ địa chất và t́m kiếm khoáng sản ở các tỷ lệ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội của đất nước.

Đầu năm 1960, theo Quyết định số 238BCN/QĐ ngày 15/02/1960 của Bộ Công nghiệp, Ban Bản đồ (được gọi là Đoàn 20) nằm trong cơ cấu tổ chức của Cục Địa chất. Ngày 26/7/1960, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố Sắc lệnh số 18/TCT về việc thành lập Tổng cục Địa chất trực thuộc Hội đồng Chính phủ, Đoàn 20 là một đơn vị trực thuộc Tổng cục Địa chất.

Năm 1967, theo Nghị định số 141/CP ngày 01/9/1967, trong danh sách các đơn vị trực thuộc Tổng cục Địa chất, Đoàn 20 được đổi tên thành Cục Bản đồ Địa chất.

Theo Quyết định số 131/ĐC-TC ngày 11/5/1977, Cục Bản đồ Địa chất trực thuộc Tổng cục Địa chất được đổi tên thành Liên đoàn Bản đồ Địa chất. Năm 1984, Liên đoàn Bản đồ Địa chất được tách thành hai đơn vị: Liên đoàn thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chất ở miền Bắc và Liên đoàn thực hiện công tác đo vẽ bản đồ địa chất ở miền Nam.

Giai đoạn từ 1990 đến 1996, Liên đoàn Bản đồ Địa chất trực thuộc Cục Địa chất Việt Nam, sau này là Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Ngày 20 tháng 6 năm 1997, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đă ban hành quyết định số 887/QĐ-TCCB về việc hợp nhất Liên đoàn Bản đồ Địa chất và Trung tâm Viễn thám Địa chất thành Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc.

Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 6 năm 2014, cơ cấu tổ chức của Liên đoàn thực hiện theo Quyết định số 43/ĐCKS-TCCB ngày 22/7/2011 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản. Từ tháng 7 năm 2014, cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc được thực hiện theo Quyết định số 416/ĐCKS-TCCB ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

Tính đến nay, Liên đoàn đă trải qua 7 lần xây dựng, bổ sung về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Liên đoàn cho phù hợp với từng thời kỳ thay đổi của Tổng cục Địa chất, Tổng cục Mỏ và Địa chất, Cục Địa chất Việt Nam, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hiện nay, theo Quyết định số 416/ĐCKS-TCCB về chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc như sau:

I. CHỨC NĂNG

Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; có chức năng tổ chức thực hiện đo vẽ lập bản đồ địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và thăm ḍ khoáng sản trên địa bàn các tỉnh miền Bắc Việt Nam (từ Đèo Hải Vân - vĩ tuyến 16o11'30'' trở ra) và các tỉnh khác khi được phân công.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

- Tŕnh Tổng Cục trưởng phê duyệt: Chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm, hàng năm của Liên đoàn; các chương tŕnh nghiên cứu khoa học và công nghệ; các đề án lập bản đồ địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; đề án thăm ḍ khoáng sản; dự án đầu tư phát triển của Liên đoàn. Tham gia xây dựng các quy tŕnh, quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất, khoáng sản và các bản đồ địa chất chuyên đề.

- Tổ chức thực hiện đo vẽ lập bản đồ địa chất quốc gia; điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm ḍ khoáng sản; điều tra địa chất môi trường, tai biến địa chất, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đặc điểm địa chất và khoáng sản; điều tra di sản địa chất, bảo tồn di sản địa chất, mạng lưới công viên địa chất; nghiên cứu khoa học; ứng dụng, triển khai tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.

- Tổ chức tổng hợp và hiệu đính, lắp ghép biên tập các tờ bản đồ địa chất - khoáng sản và các bản đồ địa chất chuyên đề đă được thành lập để xuất bản.

- Tổ chức thực hiện gia công, phân tích các loại mẫu vật địa chất, khoáng sản. Tổ chức lưu trữ, quản lư tài liệu và mẫu vật về địa chất, khoáng sản theo quy định.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về địa chất và khoáng sản.

- Tŕnh Tổng Cục trưởng phê duyệt: Kế hoạch chương tŕnh hợp tác quốc tế của đơn vị; quyết định việc tổ chức đoàn ra, mời các đối tác, chuyên gia nước ngoài đến làm việc, trao đổi, tham gia thực hiện các dự án, đề án, đề tài của đơn vị và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Cục trưởng giao.

III. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT CỦA LIÊN ĐOÀN TRONG 55 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN 

Trong 55 năm xây dựng và phát triển, Liên đoàn trải qua các thời kỳ đo vẽ bản đồ địa chất, điều tra khoáng sản ở các tỷ lệ khác nhau với tên gọi chung là lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản. Trong đó, hàm chứa tất cả những công tác điều tra, nghiên cứu đi cùng: trọng sa, địa hoá, địa mạo, địa chất thuỷ văn, địa vật lư, địa chất môi trường, tai biến địa chất... Ngoài ra, Liên đoàn c̣n thực hiện các nhiệm vụ khác như các công tŕnh t́m kiếm, điều tra chuyên đề, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ...

Các công tŕnh của Liên đoàn (từ 1959 - đến nay) đạt được những thành tích nổi bật được thể hiện như sau:

1. Các công tŕnh chủ yếu Liên đoàn đă hoàn thành trong 55 năm qua

- Lập bản đồ địa chất, bản đồ khoáng sản tỷ lệ 1:500.000 (1:1.000.000) gồm 12 bộ theo từng miền và trên toàn lănh thổ Việt Nam;

- Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 gồm 25 bộ theo tờ, nhóm tờ chủ yếu diện tích phần miền Bắc và hiệu đính nhiều lần theo khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trường Sơn;

- Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 gồm 49 bộ theo nhóm tờ, tờ chủ yếu diện tích phần miền Bắc Việt Nam;

- Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:25.000 với 17 bộ của 17 vùng điều tra địa chất đô thị và t́m kiếm nước cho các đảo.

- Thực hiện rất nhiều các công tŕnh t́m kiếm khoáng sản chi tiết đi cùng với công tác lập bản đồ địa chất và hàng loạt các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học - công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ.

2. Những kết quả chính trong công tác khoa học - kỹ thuật của Liên đoàn

a) Công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản ở các tỷ lệ

- Tỷ lệ 1:500.000

Công tŕnh Đo vẽ lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam (1959-1965) do Tiến sĩ Dovjikov A.E. chủ biên cùng tập thể các nhà địa chất Liên Xô và Việt Nam thực hiện là công tŕnh khoa học đầu tiên của Liên đoàn và của chuyên ngành Bản đồ địa chất phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế - xă hội, an ninh quốc pḥng của đất nước. Sản phẩm của công tŕnh được các nhà địa chất trong và ngoài nước đánh giá cao và là tài liệu tham khảo quan trọng cho công tác lập bản đồ địa chất ở các giai đoạn tiếp theo.

Công tŕnh đo vẽ lập bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam do kỹ sư Nguyễn Xuân Bao (chủ biên) và tập thể cán bộ công nhân viên Đoàn 500 triển khai thực hiện ngay sau ngày đất nước thống nhất, có sự tham gia của các nhà địa chất trong và ngoài ngành. Kết quả đă xác lập, làm rơ nhiều vấn đề mới về đặc điểm cấu trúc địa chất, địa tầng, magma, khoáng sản... Trong đó nổi bật là hàng loạt các tụ khoáng có giá trị kinh tế cao được phát hiện: bauxit, vàng, thiếc, sét caolin, bentonit, vật liệu xây dựng v.v…

Trong thời gian từ 1976 đến 1982, Liên đoàn đă tiến hành thành lập Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao đồng chủ biên) trên cơ sở hiệu đính, lắp ghép hai công tŕnh đo vẽ bản đồ địa chất (miền Bắc và miền Nam) nêu trên. Đây là công tŕnh vừa có ư nghĩa thực tiễn, vừa mang tính khoa học cao; nó là kết tinh của các thành quả nghiên cứu về địa chất và khoáng sản của các nhà địa chất nói chung, của tập thể cán bộ công nhân viên Liên đoàn Bản đồ nói riêng. Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ triển lăm Kinh tế - Kỹ thuật của Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội năm 1985 và được xuất bản năm 1988.

Trong cùng thời gian (1976-1981), Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (Lê Văn Trảo, Trần Phú Thành đồng chủ biên) cũng được thành lập trên cơ sở tổng hợp tài liệu đo vẽ địa chất và khoáng sản của cả hai miền Bắc - Nam, Bản đồ được xuất bản năm 1981. Đây cũng là công tŕnh khoa học được đánh giá cao, không chỉ phản ánh quy luật thành tạo và phân bố các khoáng sản trên lănh thổ Việt Nam mà c̣n góp phần làm sáng tỏ cấu trúc sinh khoáng khu vực Đông Nam Á và vành đai Thái B́nh Dương. Tài liệu của Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được ESCAP sử dụng, biên soạn để thành lập Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:1.500.000 kèm theo thuyết minh bằng tiếng Anh, xuất bản tại New York năm 1990.

Với ư nghĩa thực tiễn và giá trị cao về khoa học và công nghệ, cụm công tŕnh: Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 được Chủ tịch nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2005.

Cùng với hai bản đồ nêu trên, hàng loạt các bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:500.000 được các tác giả, cán bộ kỹ thuật địa chất của Liên đoàn thành lập: Bản đồ địa mạo Việt Nam (Lê Đức An chủ biên, 1981); Bản đồ trọng sa và kim lượng bùn miền Nam Việt Nam (Ngô Văn Bắc chủ biên, 1982); Bản đồ thành hệ vỏ phong hoá miền Nam Việt Nam (Nguyễn Thành Vạn chủ biên, 1984); Bản đồ vỏ phong hoá miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Thành Vạn, Ngô Quang Toàn đồng chủ biên, 1995); Bản đồ tổng hợp tài liệu phóng xạ mặt đất lănh thổ Việt Nam (Nguyễn Văn Lịch chủ biên, 1986) và Bản đồ hiệu đính, lắp ghép vỏ phong hoá và trầm tích Đệ tứ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 (Ngô Quang Toàn chủ biên, 1999).

Ảnh 1. Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ cho cụm công tŕnh: Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và Bản đồ khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1:500.000.

        Ảnh 2. Đại diện tập thể tác giả được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ (năm 2005).

- Tỷ lệ 1: 200.000

Từ giữa thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Liên đoàn được giao nhiệm vụ đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 (thời gian đầu có sự tham gia, hỗ trợ của các chuyên gia, cố vấn Liên Xô, Trung Quốc), bắt đầu bằng loạt tờ bản đồ: tờ Lào Cai - Kim B́nh (Bùi Phú Mỹ chủ biên); tờ Tuyên Quang (Phạm Đ́nh Long chủ biên); tờ Quỳ Châu (Lê Duy Bách chủ biên) v.v.. và kết thúc bằng nhóm tờ Mường Tè (Trần Đăng Tuyết chủ biên) vào năm 1994.

Từ năm 1984, chuyên ngành Bản đồ địa chất được chia tách thành hai Liên đoàn, nhiệm vụ điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản ở các tỷ lệ phần diện tích miền Bắc do Liên đoàn đảm nhận; phần diện tích miền Nam do Liên đoàn Bản đồ Địa chất II (sau này là Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam) đảm nhận.

Kết quả công tác điều tra về địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 phần miền Bắc Việt Nam đă được ghi nhận trong các báo cáo lưu trữ Quốc gia (24 tờ, nhóm tờ bản đồ) có ư nghĩa về khoa học và giá trị thực tiễn cao; phản ánh, cụ thể hoá về cấu trúc địa chất, điều kiện tạo khoáng và tiềm năng tài nguyên khoáng sản (nhiều điểm khoáng sản đă trở thành mỏ), đă và đang được khai thác sử dụng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xă hội của đất nước.

Kế thừa thành quả của các công tŕnh nghiên cứu, vào những năm cuối thập kỷ 70 (thế kỷ XX), công tác tổng hợp, hiệu đính và xuất bản các loạt tờ bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 đă được triển khai. Kết quả hiệu đính các loạt tờ thể hiện đầy đủ các nội dung khoa học và thực tiễn, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xă hội và nghiên cứu khoa học.

- Tỷ lệ 1:50.000

Vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, đồng thời với công tác đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, Liên đoàn tiếp tục được giao nhiệm vụ điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000. Đây là thời kỳ quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của các thế hệ cán bộ kỹ thuật Liên đoàn, tự chủ đảm nhận vai tṛ chủ biên các tờ và nhóm tờ đo vẽ lập bản đồ địa chất, điều tra khoáng sản, trong đó một số tờ và nhóm tờ có sự tham gia hợp tác của các chuyên gia địa chất nước ngoài: Liên Xô, Tiệp Khắc, Nhật Bản (các nhóm tờ Đông Ngân Sơn - Phủ Thông, Phan Rang, Tam Kỳ - Hiệp Đức, Hoà B́nh - Suối Rút, Vạn Yên).

Công tác điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 được tiến hành từ năm 1968. Cho đến nay, Liên đoàn đă hoàn thành đo vẽ được 49 vùng (tờ, nhóm tờ) với tổng diện tích 75.207 km2. Hiện tại, Liên đoàn đang triển khai thực hiện đo vẽ ở 3 nhóm tờ: Mộc Châu, Bắc Giang, Phố Lu - Bắc Than Uyên và mở mới nhóm tờ Tú Lệ.

Trải qua gần 70 năm hoạt động của ngành địa chất Việt Nam, ngày 23 tháng 7 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đă phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 116/2007/QĐ-TTg (Quy hoạch 116) tiếp tục khẳng định quan điểm “Công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản cần được thực hiện đi trước một bước…”; đây cũng là lần đầu tiên công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 được đưa vào quy hoạch quốc gia.

Sau 6 năm thực hiện Quy hoạch 116, ngày 13 tháng 8 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Quyết định số 1388/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.

Trong giai đoạn này, các quy định, quy phạm, quy chuẩn quốc gia đă được xây dựng và ban hành áp dụng rộng răi trong công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.

Kết quả công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 có nhiều tài liệu mới về địa chất và tiềm năng khoáng sản, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề tồn tại về địa chất khu vực. Các bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 là tài liệu cơ sở phục vụ cho công tác t́m kiếm, đánh giá và thăm ḍ khoáng sản, cũng như công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xă hội của từng vùng, miền và quốc gia. Trong các báo cáo t́m kiếm, đánh giá và thăm ḍ khoáng sản, cấu trúc địa chất của vùng nghiên cứu phần lớn được giữ theo tài liệu lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000.

Trong giai đoạn đo vẽ tỷ lệ 1:50.000 đă phát hiện, đăng kư trên các bản đồ 2.655 điểm khoáng sản (ở quy mô tụ khoáng, biểu hiện khoáng sản), trong đó phát hiện mới 1.245 điểm khoáng sản, nhiều diện tích có triển vọng khoáng sản đă được khoanh định để điều tra, đánh giá ở bước tiếp theo.

3. Các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ

Cùng với nhiệm vụ đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản các tỷ lệ, Liên đoàn đă tiến hành đồng thời nhiều nhiệm vụ, chuyên đề, công tŕnh tổng hợp, đề tài khoa học công nghệ thuộc các lĩnh vực, không chỉ phục vụ trực tiếp công tác đo vẽ địa chất, điều tra khoáng sản của Liên đoàn, của ngành mà c̣n đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xă hội, an ninh - quốc pḥng của đất nước và các địa phương, cụ thể là:

- Điều tra địa chất đô thị tỷ lệ 1:25.000 về địa chất, khoáng sản, địa mạo, vỏ phong hoá… cho 13 đô thị (thành phố và thị xă). 

- Điều tra ở tỷ lệ 1:25.000 về địa chất, khoáng sản, địa chất thuỷ văn các đảo Cô Tô, Quan Lạn, Thanh Lân và Ngọc Vừng.

- Đo sâu điện các vùng phủ tỷ lệ 1:200.000 phục vụ nghiên cứu cấu trúc sâu và t́m kiếm nước dưới đất ở các đồng bằng: Hà Nội, Hải Pḥng - Nam Định, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Huế - Quảng Ngăi. Kiểm tra chi tiết các dị thường hàng không: vùng Tabhinh, Tây Tam Điệp, Bản Nhũng và Hà Trung.

- Khảo sát đá trang trí lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Thực hiện các đề tài khoa học, công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ về sử dụng tư liệu viễn thám, tin học trong nghiên cứu, điều tra địa chất, khoáng sản; các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về sinh khoáng, địa tầng, tài liệu địa vật lư, cấu trúc kiến tạo; xây dựng bộ mẫu khoáng vật trọng sa miền Bắc Việt Nam và toàn lănh thổ Việt Nam...

- Tham gia chương tŕnh điều tra, quy hoạch tổng thể đồng bằng Sông Hồng, quy hoạch khoáng sản cho các tỉnh.

4. Những kết quả đạt được trong 10 năm gần đây (2004 - 2014)

Trong 10 năm gần đây (2004 - 2014), mặc dù vốn ngân sách Nhà nước đầu tư chưa tương ứng với nhu cầu và lực lượng cán bộ công nhân viên Liên đoàn, nhưng với tinh thần vượt khó, năng động trong cơ chế thị trường, cán bộ công nhân viên Liên đoàn đă tích cực mở rộng các mối quan hệ hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, địa phương để phát triển hoạt động dịch vụ địa chất, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống cán bộ công nhân viên. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc không ngừng phát triển về mọi mặt và thực sự đă trở thành một trong những đơn vị có năng lực chuyên môn mạnh của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, có thu nhập b́nh quân đầu người khá ổn định trong ngành Địa chất.

Trong giai đoạn này Liên đoàn đặc biệt quan tâm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chủ yếu sau:

a) Công tác điều tra cơ bản địa chất và các đề tài khoa học:

- Tổ chức thực hiện 11 đề án đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000; trong đó, có 8 đề án đă hoàn thành và nộp báo cáo vào Lưu trữ Địa chất, 3 đề án đang thi công.

Kết quả thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất đă xây dựng được các bản đồ địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 đạt tiêu chuẩn quốc gia, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về địa chất khu vực c̣n tồn tại, xác định được nhiều diện tích có triển vọng khoáng sản để đánh giá tiếp theo. Trong đó, nổi bật là các phát hiện về vàng Mường Giôn (Quỳnh Nhai); ch́ - kẽm Xá Nhè - Nà Ṭng (Tuần Giáo), Đèo Ách (Văn Chấn); sắt Tân An - Minh An và đá mỹ nghệ Suối Giàng (Văn Chấn).

- Hoàn thành 4 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ: Điều tra tai biến vùng Tây Bắc Bộ; Nghiên cứu lịch sử phát triển các thành tạo trầm tích Đệ tứ ở đồng bằng B́nh Trị Thiên và mối liên quan với khoáng sản; Xây dựng cơ sở dữ liệu và sách điện tử tra cứu các tính chất vật lư của đá và một số loại quặng ở Việt Nam; Nghiên cứu lịch sử h́nh thành phát triển của các đứt găy hoạt động trong Neogen và Đệ tứ, dự báo khả năng và mức độ gây ra tai biến địa chất của chúng.

Từ năm 2014, Liên đoàn tiếp tục triển khai thực hiện 01 đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ, và 02 đề tài cấp cơ sở.

- Tham gia thực hiện các đề án Chính phủ: Điều tra đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon trong tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận - B́nh Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu; Điều tra, đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam; Điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên urani Việt Nam; Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ thảm họa trượt lở đất đá ở các vùng miền núi Việt Nam.

b) Hợp tác quốc tế:

Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và sản xuất là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của Liên đoàn. Trong thời gian qua, Liên đoàn đă cử cán bộ đi học tập, tham dự hội thảo khoa học và hợp tác nghiên cứu ở nhiều nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga v.v...) trong các lĩnh vực khoa học địa chất. Kết quả đạt được không những nâng cao hiệu quả nghiên cứu của các đề án, đề tài mà c̣n tăng cường kinh nghiệm nghiên cứu, tổ chức công tác và ứng dựng khoa học công nghệ hiện đại cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lư của Liên đoàn trong nghiên cứu, điều tra địa chất, t́m kiếm khoáng sản.

c) Sản xuất dịch vụ địa chất

Việc chủ động, tích cực t́m kiếm hợp đồng sản xuất dịch vụ địa chất của các đơn vị trong Liên đoàn đă tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, có chuyển biến rơ rệt trong thời gian 5 năm gần đây.

Sản xuất dịch vụ của Liên đoàn trước năm 2009 có giá trị sản lượng rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 4 tỷ đồng. Từ năm 2009 đến nay, nhờ sự tích cực, năng động mở rộng quan hệ hợp tác của cán bộ công nhân viên, sản xuất dịch vụ địa chất của Liên đoàn đă tăng trưởng vượt bậc. Đặc biệt số lượng hợp đồng dịch vụ địa chất tăng đáng kể so với các năm trước đây: từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2014, Liên đoàn đă kư hơn 100 hợp đồng dịch vụ địa chất với tổng giá trị gần 93 tỷ đồng. Các nhiệm vụ của công tác dịch vụ địa chất đa dạng từ đo vẽ bản đồ địa chất, thăm ḍ khoáng sản, lập báo cáo quy hoạch khoáng sản, vùng cấm hoạt động khoáng sản, điều tra tai biến địa chất... 

Những sản phẩm, kết quả hoạt động sản xuất dịch vụ địa chất của Liên đoàn đă được các cấp có thẩm quyền và các đối tác đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả công việc và tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức thi công. Truyền thống và thương hiệu của Liên đoàn luôn được giữ vững và ngày càng được khẳng định.

5. Những phần thưởng cao quư

Với những thành tích đă đạt được trong 55 năm qua, Liên đoàn đă vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quư:

- Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ;

- Huân chương Độc lập hạng Nh́, hạng Ba;

- 02 danh hiệu Anh hùng lao động (1 tập thể và 1 cá nhân);

- Huân chương Lao động các loại, hàng trăm Bằng khen, Huy chương và giải thưởng các loại.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, phát huy truyền thống 55 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lănh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước, với sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trực tiếp là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, tập thể cán bộ công nhân viên Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc sẽ tiếp tục phấn đấu lập thêm nhiều thành tích, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh.

VĂN LIỆU

 1. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc 50 năm xây dựng và phát triển, 2009. Kỷ yếu 50 năm thành lập Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc (1959-2009). Hà Nội.

2. Các báo cáo tổng kết các đề án đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản 1:50.000 và các báo cáo tổng kết đề tài khoa học - công nghệ, giai đoạn 2004 - 2014. Lưu trữ Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc. Hà Nội.

Người biên tập: TS. Nguyễn Văn Thuấn